Trẻ sơ sinh bị vàng da – Từ nguyên nhân đến cách điều trị
Vàng da là hiện tượng tăng Bilirubin. Ở trẻ sinh đủ tháng, đủ ngày có khoảng 30% gặp phải. Phần lớn trẻ sơ sinh bị vàng da ở trẻ sinh non. Tùy theo mức độ nặng nhẹ. Vàng da ở trẻ sơ sinh có thể gây biến chứng tử vong, trẻ chậm phát triển.
Nội dung
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da của trẻ sơ sinh (vàng da kéo dài) thường gặp với trẻ sinh non. Trẻ sinh non bị vàng da do tình trạng Bilirubin dư thừa. Lượng bilirubin dư thừa càng lớn, thời gian bệnh vàng da ở bé sơ sinh càng kéo dài.
Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị vàng da là do quá trình đào thải bilirubin kém. Làm tăng hàm lượng bilirubin trong máu. Gây ra tình trạng vàng da.
Do gan của trẻ còn yếu
Trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu cao. Quá trình sinh ra và phá vỡ hồng cầu xảy ra liên tục. Hồng cầu vỡ giải phóng hemoglobin, nhanh chóng được chuyển hóa thành bilirubin (sắc tố màu vàng). Lượng bilirubin cao tạo áp lực lớn lên gan của trẻ. Đây là nguyên nhân tại sao bé sinh non lại có tỉ lệ mắc bệnh vàng da cao hơn trẻ bình thường.
Xem thêm: Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách!!!
Xem thêm: Tác dụng của vitamin D với trẻ sơ sinh!!!
Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh
Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu từ 3 đến 5 ngày sau sinh. Có thể nhận thấy bằng mắt thường ở mắt, ngực, bụng, tay và chân.
Cách nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh

Cách nhận biết trẻ sơ sinh bị vàng da
Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh rất dễ nhận biết dưới ánh nắng mặt trời. Hoặc nơi có đủ ánh sáng. Dùng tay ấn nhẹ vào da trẻ, vùng da đó sẽ chuyển thành màu vàng.
Biểu hiện vàng da sinh lý
Hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ là một quá trình hoàn toàn tự nhiên. Nó do sự phát triển chưa hoàn thiện tại Gan của trẻ. Quá trình này thường hết sau 2 tuần tuổi. Khi gan của trẻ đã hoàn thiện.
Biểu hiện vàng da bệnh lý
Triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh không tự hết sau 2 tuần. Vàng da ở kèm theo các triệu chứng khác như lừ đừ, trẻ bỏ bú mẹ. Lúc này mẹ nên đưa con đi khám ở cơ sở y tế gần nhất.
Phân biệt vàng sinh lý và vàng da bệnh lý
Vàng da sinh lý ở trẻ thường tự biến mất sau 2 tuần. Vàng da bệnh lý lại gây ra các biến chứng nguy hiểm, các tổn thương não không thể hồi phục.
Vàng da sinh lý trẻ sơ sinh
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có mực độ vàng da nhẹ. Không kèm theo các biểu hiện bất thường nào khác. Nồng độ bilirubin trong máu không quá 12mg%. Tốc độ tăng nồng độ bilirubin trong máu không quá 5mg% trong 1 ngày. Phân của trẻ thường có màu vàng. Nước tiểu bình thường.
Vàng da sinh lý kéo dài cho đến khi gan của trẻ phát triển hoàn thiện. Thường là trong 2 tuần hoặc có thể nhanh hơn tùy từng trẻ.
Vàng da bệnh lý trẻ sơ sinh
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện sớm. Biểu hiện hết sức rõ rệt. Da trẻ màu vàng đậm, nhanh chóng lan ra toàn thân.
Tình trạng của trẻ bắt đầu tồi tệ hơn khi xuất hiện các biểu hiện khác. Trẻ có thể ngủ li bì, sụt cân, sốt, co giật…
Nguyên nhân gây vàng da bệnh lý
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh như: bất đồng nhóm máu của mẹ và trẻ, tan máu, gan bẩm sinh, xuất huyết. Trẻ cần được khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm liên quan đến bilirubin. Để xác định nguyên nhân gây vàng da bệnh lý.
Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh chỉ nguy hiểm khi đó là vàng da bệnh lý. Nếu bé nhà bạn bị vàng da và không kèm theo hiện tượng nào khác. Hãy yên tâm, bé sẽ tự khỏi.
Vàng da bệnh lý có nguy hiểm không
Vàng da bệnh lý sẽ không nguy hiểm nếu như phát hiện và điều trị kịp thời. Tùy theo mức độ mà có các cách điều trị. Thông thường sẽ là chiếu đèn. Một giải pháp đơn giản và hiệu quả.
Biến chứng nguy hiểm từ vàng da kéo dài
Tình trạng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh kéo dài mà không được điều trị. Sẽ xảy ra hiện tượng ngộ độc bilirubin. Khi vào não, nó sẽ để lại các tổn thương không thể hồi phục.
Vàng da nhân
Khi nồng độ bilirubin trong máu cao. Gây ra tình trạng trẻ ngủ li bì, không tập trung, sốt cao, quấy khóc. Khi nồng độ Bilirubin vượt quá ngưỡng cho phép, sẽ có nguy cơ bilirubin thấm vào não. Gây ra các tổn thương nghiêm trọng.
Khi nào nên đưa trẻ đến bác sĩ
Mẹ cần phải biết cách phân biệt giữa vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Dựa vào mức độ vàng da và thời gian vàng da của trẻ.
Trẻ vàng da khi nào cần đi khám
Nếu cẩn thận, khi thấy trẻ có dấu hiệu vàng da. Mẹ nên đưa con đến bác sĩ. Để được chẩn đoán tình trạng và phương pháp xử lý.
Với trẻ sơ sinh bị vàng da hơn 1 tháng, hiện tượng vàng da không hết, lúc này ngay lập tức mẹ phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Sau 2 tuần nếu trẻ không hết vàng da, nhưng không có biểu hiện gì lạ. Mặc dù có thể là hiện tượng vàng da sinh lý. Nhưng việc đến gặp bác sĩ vẫn là cần thiết. Có thể làm một vài xét nghiệm xác định nồng độ bilirubin.
Xét nghiệm vàng da ở trẻ sơ sinh
Chỉ số bilirubin
Chỉ số bilirubin ở trẻ sơ sinh gồm có: bilirubin toàn phần, bilirubin trực tiếp, bilirubin gián tiếp.
Bilirubin toàn phần < 10mg/dl
Bilirubin trực tiếp < 0.4mg/dl
Bilirubin gián tiếp từ 0.1 – 1.0 mg.dl
Bilirubin trực tiếp/bilirubin toàn phần < 20%
Chẩn đoáng vàng da
Kết quả xét nghiệm bilirubin ở trẻ sơ sinh cho biết tình trạng vàng da ở trẻ. Vượt qua ngưỡng bình thường như ở trên sẽ gây ra tình trạng vàng da. Thường là 42.75 mg/dl.
Điều trị vàng da
Chữa vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh
Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi. Mẹ duy trì một chế độ sinh hoạt bình thường cho trẻ. Tắm nắng vào mỗi buổi sáng cung cấp đủ vitamin D3 cho bé. Tắm nắng còn giúp hiện tượng vàng da của trẻ mau hết. Trong ánh sáng mặt trời (ánh nắng) có ánh sáng xanh tự nhiên. Ánh sáng xanh giúp chuyển hóa bilirubin, đào thải ra bằng đường tiểu.
Chữa vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Chiếu đèn vàng da
Chiếu đèn vàng da là phương pháp đơn giản, tốn ít chi phí. Mức độ an toàn cao và rất hiệu quả. Sử dụng ánh sáng xanh (nhân tạo) để chuyển hóa bilirubin thành Photobilirubin. Photobilirubin tan trong nước và được đào thải ra ngoài qua đường tiểu.
Thay máu
Thay máu là giải pháp khi sử dụng phương pháp chiếu đèn vàng da không hiệu quả. Máu mới được cung cấp sẽ làm giảm lượng bilirubin. Tình trạng vàng da của trẻ nhanh chóng được cải thiện.
Vàng da bệnh lý có chữa được không?
Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà chúng ta có giải pháp can thiệp kịp thời cho trẻ. Vàng da bệnh lý là nguy hiểm. Nhưng với y học hiện đại, việc điều trị là thực hiện được. Nếu như can thiệp kịp thời, việc điều trị khỏi vàng da bệnh lý là chắc chắn. Lưu ý, mẹ nên đưa con đến bệnh viện lớn, cơ sở vật chất hiện đại, bác sĩ nhiều kinh nghiệm.
Mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh
Một số mẹo dân gian được một số mẹ sử dụng để điều trị vàng da cho trẻ. Uống nước ép lúa mì, dùng táo tàu, cỏ mần trâu, sử dụng một số loại thảo dược…
Như phần điều trị trẻ vàng da đã đề cập bên trên. Phương pháp trị vàng da cho trẻ hiệu quả nhất là sử dụng ánh sáng xanh. Các cách dân gian khác có thể hiệu quả ở một số trường hợp nhất định. Nó chỉ là các phương pháp truyền tai, chưa có nghiên cứu, đánh giá một cách cụ thể. Để tránh bệnh có thể diễn biến xấu, mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để khám và điều trị.
Những trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh vàng da
Nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao mắc vàng da bệnh lý sau sinh. Là trẻ gặp vấn đề về Gan. Thường gặp ở trẻ sinh non, khi ra đời mà các bộ phận vẫn đang hoàn thiện. Hoặc trẻ gặp các vấn đề về gan bẩm sinh. Hoặc một số tác nhân khác ảnh hưởng đến quá trình đào thải bilirubin trong máu.
Cách chăm sóc trẻ vàng da
Với trẻ vàng da chế độ chăm sóc tương tự như trẻ bình thường. Cần bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ. Bú mẹ nhiều sẽ giúp cải thiện tình trạng vàng da của trẻ
Tắm nắng cho trẻ thường xuyên trước 9 giờ sáng (bổ sung đủ lượng vitamin D3 cần thiết). Ánh sáng xanh trong ánh nắng mặt trời sẽ cải thiện tình trạng vàng da của trẻ. Mẹ nên lưu ý, tắm nắng không phải là phương pháp giúp trẻ hết vàng da.
Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị vàng da
Cách phòng ngừa vàng da sơ sinh tốt nhất là mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng. Chăm sóc sức khỏe tốt, tiêm phòng, khám thai định kỳ. Phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý khi mang thai. Một đứa trẻ sinh đủ tháng, đủ ngày, khỏe mạnh có tỉ lệ 70% không bị vàng da sau sinh. Nếu có bị thì cũng là vàng da sinh lý. Trẻ sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần.