Thiếu máu thiếu sắt

Mẹ bầu thường gặp các triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt mỗi khi đứng dậy, da mặt nhợt nhạt, thường xuyên tụt huyết áp, nôn mửa … đây là dấu hiệu thiếu máu. Theo số liệu của Bộ Y Tế Nhật, có khoảng 53% phụ nữ mang thai được xác định thiếu máu do thiếu sắt (thiếu máu dinh dưỡng).

Nhu cầu máu của phụ nữ mang thai tăng 10%-20% trong 8-12 tuần đầu và 50% trong suốt thai kỳ. Máu tăng nhưng các thành phần trong máu không tăng đồng đều. Huyết tương tăng lên nhưng hồng cầu chưa tăng hoặc không tăng kịp theo. Máu trở nên mỏng và nồng độ hemoglobin trong máu giảm.

Sắt là nguyên liệu tạo hemoglobin chứa trong hồng cầu. Lượng hemoglobin giảm do thiếu sắt, khiến oxy không đến được toàn bộ cơ thể, khí Co2 không được đem đi, dẫn đến cơ thể thiếu oxy, thừa Co2, chức năng trao đổi chất giảm gây nên triệu chứng phụ nữ có thai thiếu sắt hay gặp phải.

Khi mang bầu, sắt có xu hướng được ưu tiên vận chuyển đến bào thai. Điều này cũng khiến mẹ bầu mất đi lượng sắt cho cơ thể. Ốm nghén làm mẹ bầu không đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể và thai nhi, dẫn đến thiếu lượng sắt cần thiết khi mang thai.

Các mẹ cần đi xét nghiệm máu
  • Thời điểm 1: khoảng tuần thứ 8~12 của thai kỳ
  • Thời điểm 2: khoảng tuần thứ 24~28 của thai kỳ
  • Thời điểm 3: Khoảng tuần thứ 35~37 của thai kỳ
Cách bổ sung sắt

Tăng cường thực phẩm giàu sắt như thịt bò, hải sản, rong biển … Kết hợp bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin C, Acid folic, Vitamin B6, vitamin B12 hay các thực phẩm có vị chua, chứa nhiều axit citric như các loại trái cây vị cam quýt … tăng tỷ lệ hấp thụ sắt. Vitamin C giúp hấp thu sắt, Vitamin B6 tổng hợp các protein tạo thành hồng cầu, Vitamin B 12 cần thiết để tổng hợp các axit amin trong đó các protein, thành phần tạo nên hemoglobin trong hồng cầu, Axit folic giúp cải thiện lưu lượng máu.

Hạn chế sự dụng thực phẩm nhiều chất xơ và axit oxalic như khoai lang, rau bina…sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt. Hãy bổ sung 1 lượng vừa phải.

Khuyến cáo từ bác sĩ

Sắt là 1 khoáng chất có sự hấp thụ kém, do đó thực phẩm chức năng bổ sung sắt được khuyến cáo sử dụng, hỗ trợ phòng ngừa thiếu sắt thai kỳ, cân bằng lượng dinh dưỡng cần thiết hàng ngày. Sắt heme có nguồn gốc động vật được cho là loại sắt tốt cho bà bầu.

Ưu điểm của sắt heme

Sắt heme từ động vật như hải sản, thịt bò, gan… với tỷ lệ hấp thụ cao từ 15~25% so với sắt non-hem có nguồn gốc thực vật, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa với tỷ lệ hấp thụ thấp 2~5%. Do đó, Sắt heme được cho là loại sắt tốt cho mẹ bầu.

Sắt heme là một chất sắt được cho là có ít tác dụng phụ hơnso với sắt non-hem có thể làm hỏng thành dạ dày và thành ruột, dễ gây ra táo bón hoặc tiêu chảy.

Thời điểm bổ sung sắt heme

Tránh dùng trước hoặc ngay sau bữa ăn. Uống sau bữa ăn 1-2h cùng nước trắng hoặc nước họ cam quýt, Sử dụng cà phê, trà 1h sau khi dùng thực phẩm chức năng bổ sung sắt cho bà bầu.

Trả lời